Làm thế nào để thay lọc nhiên liệu trên xe ô tô?

Tin tức

Làm thế nào để thay lọc nhiên liệu trên xe ô tô?

Ngày cập nhật: 27-02-2023

Làm thế nào để thay lọc nhiên liệu trên xe ô tô?

Tại sao thay lọc nhiên liệu quan trọng cho xe ô tô của bạn?

Tầm quan trọng của việc thay lọc nhiên liệu đối với hiệu suất hoạt động của xe ô tô.

Lọc nhiên liệu là chức năng bảo vệ loại bỏ những cặn bẩn trước khi nhiên liệu được cấp tới kim phun hoặc bộ chế hòa khí của động cơ. Nhằm tránh bị nghẹt kim phun hoặc các chi tiết quan trọng khác. Ngăn ngừa những tai nạn bất ngờ cho xe và người khi đang di chuyển trên đường với tốc độ cao. Bên cạnh đó góp phần kéo dài tuổi thọ cho hệ thống nhiên liệu và động cơ. Ngoài ra chi phí thay lọc nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với những bộ phận khác của hệ thống nhiên liệu. Lọc phải thay thế theo định kỳ 1 năm hoặc 20.000 tùy theo điều kiện nào đến trước.

Các dấu hiệu cho thấy lọc nhiên liệu cần được thay thế.

1. Dấu hiệu khi nổ máy xe ô tô

Nếu bạn thấy: xe không nổ máy được, nổ được nhưng không đều hoặc nổ được nhưng không chạy được. Thì khả năng rất cao là bộ lọc nhiên liệu quá bẩn, khiến xăng dầu không thể đến được buồng đốt. Hiện tượng cụ thể như sau:

Khi tăng ga: thì tiếng nổ sẽ không đều, lụp bụp do không đủ nhiên liệu

Khi nổ máy: phải rất lâu mới nổ được, tiếng nổ không đều, lúc nhỏ lúc to. Khi nổ được rồi thì xe chạy không được, có chạy được thì cũng chỉ được 1 đoạn ngắn lại yếu đi như thiếu xăng.

2. Đầu máy có âm thanh lạ

Sau khi nổ được máy 1 lúc, máy nóng nhưng vẫn phát ra những âm thanh lạ như “leng keng”, “tíc tíc” thì cũng có thể do bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt làm xăng, dầu không vào đủ. Khiến cho áp suất trong đầu máy bị giảm, kéo theo giảm áp suất buồng đốt và phát ra âm thanh đó

3. Động cơ nổ ngoài hoặc bỏ máy

Nếu các bác thấy có tia lửa bắn ra ngoài ống pô thì có nghĩa là quá trình đốt nhiện liệu khi nổ máy không xảy ra trong xi lanh mà nó xảy ra bên ngoài động cơ. Gọi là nổ ngoài. Hoặc hiện tượng cháy nổ không tiếp diễn liên tục, có xi-lanh nổ, xi-lanh không nổ, gọi là bỏ máy.

Trường hợp này xảy ra khi ô tô không đủ nhiên liệu để duy trì chuyển động đều. Chính vì thế các bạn cần thay lọc nhiên liệu ô tô càng sớm càng tốt nhé.

4. Xe tốn nhiên liệu bất thường

Lọc nhiên liệu bị bẩn, tắc không chỉ khiến lượng xăng, dầu bơm vào máy không đủ. Mà có lúc nó còn bị thừa ra, cháy không hết và thải ra ngoài. Chính vì thế khi vận hành các bác sẽ thấy xe nhiên liệu hơn bình thường.

5. Dựa vào đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu

Thông thường trên bảng điều khiển taplo sẽ có đèn cảnh báo này. Gần ngay đèn báo lượng xăng.

Cảnh báo lọc nhiên liệu có nước : khi đang chạy xe mà đèn nhấp nháy

Cảnh báo lọc nhiên liệu bị nghẹt : Khi đang chạy mà đèn cảnh báo sáng luôn không nhấp nháy.

Các bước thay lọc nhiên liệu trên xe ô tô

Bước 1. Dừng đỗ xe

Đầu tiên là các bạn nên dừng đỗ xe ở những nơi bằng phẳng, tắt máy và chờ động cơ nguội hẳn để tránh bỏng khi làm việc.

Lưu ý: Không nên đỗ xe ô tô ở chỗ đường đất hay bãi cỏ vì khi xả nhớt sẽ bẩn và khó vệ sinh.

Bước 2. Xả áp lực

Nới lỏng nắp bình nhiên liệu. Tiếp đó tháo cầu chì của bơm nhiên liệu và bơm tiếp vận.

Sau đó khởi động xe cho đến khi động cơ tự ngắt vì hết nhiên liệu. Để chắc chắn, nên khởi động lại xe lần nữa và để xe tự tắt.

Bước 3. Tháo ắc quy

Các bạn tháo cọc bình ắc quy âm (-).

Bước 4. Tháo đường nhiên liệu ra khỏi bộ lọc nhiên liệu

Tìm vị trí của bộ lọc thường ở trong khoang động cơ, bên dưới xe gầm xe hoặc là nằm trong thùng chứa nguyên liệu.

Sau khi tìm bộ lọc được thì tháo đường nhiên liệu khỏi bộ lọc.

Bước 5. Tháo chốt bu lông

Các bạn tháo hết các chốt các chốt bu lông trên bộ lọc nhiên liệu. Để tránh trường hợp khi tháo bộ lọc cũ bị gẫy lẫy hoặc bị vướng.

Bước 6. Lắp bộ lọc mới

Sau khi tháo bộ lọc cũ, tiến hành lắp bộ lọc mới hướng dòng nhiên liệu về phía động cơ. Bắt lại các chốt bu lông như ban đầu.

Bước 7. Gắn lại đường ống dẫn nhiên liệu

Bạn gắn lại các đường ống dẫn nhiên liệu sau đó gắn lại cầu chì bơm nhiên liệu. Cuối cùng là nối lại cọc bình ắc quy.

Bước 8. Tiến hành kiểm tra

Sau khi đã lắp đầy đủ và chắc chắn thì nổ máy. Kiểm tra lại hệ thống có bị rò rỉ hay không.

Lúc này động cơ xe chưa nổ giòn, điều này là bình thường. Bởi vì nhiên liệu chưa vào đến kim phun.

Bước 9. Kiểm tra đèn

Kiểm tra đèn Check engine. Nếu nó còn sáng thì có thể bạn chưa gắn lại bơm nhiên liệu. Sau đó chạy thử và kiểm tra.

Những lưu ý cần nhớ khi thay lọc nhiên liệu trên xe ô tô

  • Chắc chắn rằng động cơ đã ngưng hoàn toàn trước khi bắt đầu thay lọc nhiên liệu.
  • Luôn mang đồ bảo hộ và đeo găng tay khi thực hiện thay lọc nhiên liệu.
  • Đảm bảo rằng lọc nhiên liệu mới được đặt đúng hướng và khớp vị trí đúng trên xe ô tô.
  • Đảm bảo rằng các ống dẫn nhiên liệu đã được kết nối chặt chẽ và các kẹp được kẹp chặt.

Cảnh báo: Xăng rất dễ gây cháy nên:

  • Luôn để bình chữa cháy bên cạnh khi bạn tiến hành thao tác và làm việc với hệ thống nhiên liệu.
  • Tránh hút thuốc hay để tia lửa, vật liệu dễ cháy gần xe ô tô, đặc biệt là gần bình xăng.
  • Tuyệt đối không sử dụng đèn phát nhiệt bởi vỏ ngoài của bóng đèn nóng lên cũng là một nguyên nhân gây cháy nhiên liệu.
  • Hãy thận trọng với những dụng cụ điện có khả năng gây cháy hơi nhiên liệu.

Tổng kết

Thay lọc nhiên liệu trên xe ô tô là một quy trình quan trọng giúp bảo vệ động cơ và nâng cao hiệu suất hoạt động của xe. Việc thay lọc nhiên liệu cần được thực hiện định kỳ và đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Chọn lọc nhiên liệu thay thế đúng loại và phù hợp với xe ô tô của bạn cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng tuổi thọ của động cơ và giảm sự cố hỏng hóc. Hãy liên hệ đến Toyota Hùng Vương và Toyota Tân Tạo để được hỗ trợ và đặt hẹn thay bộ lọc nhiên liệu định kỳ qua thông tin dưới đây.

Gửi email

Quay lại

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Trả gópTrả góp Trả góp