Một số tình huống cháy xe thường gặp và cách phòng tránh

Tin tức

Một số tình huống cháy xe thường gặp và cách phòng tránh

Ngày cập nhật: 15-02-2023

Theo báo cáo nội bộ của Toyota, các trường hợp cháy xe có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là năm 2020. 98% các trường hợp cháy xe là do vấn đề sử dụng xe chưa đúng cách hoặc do các tác động từ bên ngoài.

 

Dưới đây, các chuyên gia từ Toyota Việt Nam đưa ra một số tình huống thường gặp và cách phòng tránh.

Vật liệu dễ cháy tiếp xúc với hệ thống ống xả

Tình huống:

Khi động cơ làm việc, nhiệt độ của hệ thống ống xả rất cao đặc biệt là bộ trung hòa khí xả 3 thành phần. Vì vậy, khi những vật liệu dễ cháy như giẻ lau, rơm, rạ… bị quên/cuốn vào ống xả, khi tiếp xúc với hệ thống ống xả có khả năng bắt cháy rất cao.

Cách phòng tránh/ xử lý:

- Tránh đi hoặc đỗ xe trên đường nhiều rơm rạ hoặc cỏ khô, …

- Kiểm tra kỹ khu vực gầm xe sau khi có đi qua đường rơm rạ hoặc nghi có vật liệu dễ cháy có thể quấn vào ống xả/gầm xe. 

- Không để các chất dễ cháy (giấy, giẻ…) trong khoang động cơ. Kiểm tra kỹ để loại bỏ các chất/vật liệu này trước khi vận hành xe.

Đấu nối hệ thống nhiên liệu không đúng kỹ thuật 

 

Tình huống: 

Các mối nối của đường ống nhiên liệu bị lỏng, hở do việc đấu nối/rút xăng từ khoang động cơ trong khi động cơ đang làm việc hoặc do sự sơ suất của kỹ thuật viên trong quá trình sửa chữa xe.

Cách phòng tránh/ xử lý:

- Thực hiện sửa chữa/ bảo dưỡng xe tại các đại lý ủy quyền chính thức của TMV trên toàn quốc.

  • Liên hệ với đại lý ủy quyền chính thức của TMV hoặc kéo xe ngay vào trạm sửa chữa khi phát hiện triệu chứng hư hỏng: chảy dầu, xăng…

Đấu nối phụ kiện, dây điện sai quy cách 

 

Tình huống:
- Chập điện giữa dây dương với dây mát hay với thân xe bắt nguồn từ việc đấu nối thêm các thiết bị điện bên ngoài có công suất quá lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của dây dẫn, khiến dây dẫn bị quá tải, gây chập điện.

- Đấu nối thiết bị, phụ kiện sai quy cách: Cắt trích dây điện không đúng kỹ thuật, không sử dụng kẹp con bọ để trích nguồn dây, sau khi đấu nối không bọc đủ băng dính cách điện đúng cách… 

- Chuột cắn các dây dẫn bên trong khoang động cơ và khoang hành khách dẫn tới chạm chập.

Cách phòng tránh/ xử lý:

- Việc đấu nối nguồn phải sử dụng kẹp con bọ để trích nguồn. Vị trí trích nguồn phải đảm bảo tại vị trí có thể thêm nguồn điện theo sơ đồ mạch điện.

- Tuyệt đối không cắt trích bằng việc tách vỏ bọc cách điện và quấn băng dính sau khi đấu nối.

- Sử dụng loại dây điện đấu nối đúng khuyến cáo (cách nhiệt, chống cháy, đường kính phù hợp,…).

- Khi đi dây dẫn, phải cố định tránh rung động, sử dụng băng keo dính để bảo đảm không tiếp xúc với cạnh sắc dẫn tới cắt lớp vỏ bọc cách điện, gây chạm chập.

- Việc lắp đặt thêm các thiết bị điện nên được thực hiện tại các đại lý chính hãng của Toyota.

- Thường xuyên vệ sinh khoang động cơ, nội thất xe đồng thời sử dụng các biện pháp phòng tránh chuột thâm nhập.

Để vật liệu dễ cháy trong xe (bật lửa, nước rửa tay có cồn, ...)

Tình huống:

- Bật lửa hay chất dễ cháy nổ khác (sạc pin dự phòng, nước rửa tay gốc cồn, bình cứu hỏa mini,…) để trong xe, khi đỗ xe dưới trời nắng nóng có thể dẫn đến phát nổ, gây cháy xe.

- Quên tắt bật lửa sau khi châm thuốc.

- Để quên điện thoại trên mặt táp lô xe dưới trời nắng trong thời gian dài.

Cách phòng tránh/ xử lý:

- Không để bật lửa và các chất dễ cháy nổ khác trong xe khi đỗ xe dưới trời nắng trong thời gian dài.

- Cẩn thận khi hút thuốc lá trong hoặc xung quanh xe.

 

Gửi email

Quay lại

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Trả gópTrả góp Trả góp