Tháng Môi trường 2023: Cẩm nang bảo vệ môi trường

Tin tức

Tháng Môi trường 2023: Cẩm nang bảo vệ môi trường

Ngày cập nhật: 16-06-2023

Tháng Môi trường 2023: Cẩm nang bảo vệ môi trường

Hưởng ứng tháng môi trường. Trong tháng này, Toyota Hùng Vương và Tân Tạo tập trung vào việc bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của hành tinh chúng ta. Trên toàn cầu, chúng ta đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường, bao gồm việc xử lý chất thải, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chúng ta không nên nản lòng, mà hãy tìm cách dù nhỏ nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực.

Phân loại rác, giảm thức ăn thừa và tái chế vượt trội là ba giải pháp quan trọng mà chúng ta có thể thực hiện để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

3 hành động nhỏ vì môi trường nhưng tác động lớn

Phân loại rác tại nguồn. Hành động nhỏ - Thay đổi lớn

Vì sao cần phải phân loại nguồn rác?

Rác thải là tài nguyên bị đặt sai chỗ. Hơn 2/3 lượng chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị Việt Nam là chất thải hữu cơ và chất thải có thể tái chế. Nhưng hiện nay, chúng đang bị vứt bỏ lãng phí, gộp chung với các loại rác khác và phải mất tiền để xử lý, ví dụ: chôn lấp, thiêu đốt,… Những hành động như vậy vừa lãng phí, vừa mất tiền.

Vì sao “rác thải là vàng”?

Tác dụng cho việc giảm thiểu rác thải có thể kế đến như là:

Giảm phát thải khí nhà kính

Tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, & giảm diện tích bãi rác

Giảm ô nhiễm phát thải từ bãi chôn lấp

Dùng trong ngành công nghiệp đốt rác phát điện

Làm nguyên liệu cho sản xuất phân hữu cơ

Phân loại rác thải như thế nào?

Trước khi chuyển đến điểm tập kết/ giao cho đơn vị thu gom vận chuyển, túi chứa chất thải được phân biệt bằng các dấu hiệu sau: Dán nhãn, viết chữ, màu sắc túi, đánh dấu.

Rác thải được chia làm 3 loại chính như sau:

Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy gồm thức ăn thừa, rau củ quả, xác động vật, lá cây.

Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng gồm kim loại, thủy tinh, cao su, giấy, nhựa, nylon.

Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải)

Hoạt động phân loại rác thải áp dụng tại Toyota Việt Nam

Hiện nay, Toyota  đang phân loại rác theo 3 loại thùng rác với 3 màu khác nhau:

Thùng vàng đựng chất thải sinh hoạt: thức ăn thừa, bã trà, giấy ăn, đầu thuốc lá.

Thùng xanh lá cây đựng chất thải tái chế: gỗ, chai nhựa, lon nước, thủy tinh, túi nylon, kẹp ghim.

Thùng đỏ đựng chất thải nguy hại: cọ sơn, giấy ráp, pin thải, thùng hóa chất, găng tay dính dầu, lọc than thải.

Làm sao để phân loại rác hiệu quả?

Phân loại rác sẽ không quá khó nếu như:

Phân biệt rõ các nhóm chất thải.

Chuẩn bị thùng rác riêng dành cho mỗi nhóm chất thải.

Bố trí đủ thùng rác cho từng khu vực.

Nếu có điều kiện, hãy phân loại thùng rác tái chế theo loại chất thải theo các nhóm như: giấy bìa các tông, nhựa, kim loại… để công việc tái chế rác thải đạt hiệu quả cao.

Hiệu quả của việc phân loại rác

Giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường.

Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

Nguồn lợi kinh tế nếu được tái chế đúng cách.

Phân loại rác tại nhà còn góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên của chúng ta

Đừng để thức ăn biến thành rác thải: Cách Giảm Thức Ăn Thừa Hiệu Quả

Thức ăn thừa là gi?

Chất thải thực phẩm hoặc thức ăn thừa là những món ăn không thích hợp để tiêu dùng và bị loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng thực phẩm. Nguyên nhân gây ra chất thải thực phẩm rất nhiều và xảy ra trong các giai đoạn từ sản xuất, chế biến, bán lẻ đến tiêu dùng, chủ yếu do quản lý kém hoặc sự lãng phí.

Theo nghiên cứu, khoảng 87% hộ gia đình ở Việt Nam thừa nhận đã lãng phí trung bình 2 đĩa thức ăn/tuần trong đó thức ăn thừa bị vứt bỏ nhiều nhất là cơm, bún, phở, mì sau đó đến thịt, cá và rau.

Nguyên nhân lãng phí thức ăn trong gia đình Việt Nam thường là quên mất thức ăn thừa trong tủ lạnh hay không thích ăn lại thức ăn thừa.

Hạn chế thức ăn thừa như thế nào là hiệu quả?

Có 4 cách chính để giảm lãng phí thức ăn.

Tiêu dùng thông minh

Lập kế hoạch mua sắm trước khi đi chợ/ siêu thị.

Chỉ mua những loại thật sự cần thiết.

Mua lượng vừa đủ với nhu cầu, tránh việc mua tích trữ gây dư thừa không cần thiết.

Sắp xếp các loại thực phẩm một cách hợp lý

Phân chia khu vực thực phẩm ít sử dụng và thường xuyên sử dụng.

Dán nhãn hạn sử dụng để tránh quá hạn thực phẩm.

Lưu giữ thực phẩm thừa

B1: Loại bỏ các phần không thể ăn được như: Xương, vỏ… (Nếu có)

B2: Lưu giữ thức ăn thừa vào hộp kín

B3: Dán nhãn ngày sử dụng

B4: Để vào ngăn mát và tránh để chung với các thực phẩm tươi sống.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng thực phẩm

Loại bỏ ngay các thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng ra khỏi tủ lạnh

Làm sạch những thực phẩm gần phần bị hỏng

Không để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu

Lợi ích khi giảm thiểu thức ăn thừa

Tiết kiệm chi phí khi chỉ mua lượng thực phẩm cần thiết và tránh thêm chi phí và nhân lực để tiêu hủy chúng.

Giảm phát thải khí metan từ các bãi chôn lấp và giảm lượng khí thải carbon.

Quản lý tốt hơn năng lượng và tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến việc trồng trọt, sản xuất, vận chuyển và bán thực phẩm.

Tái Chế Vượt Trội: Tạo Đột Phá Cho Bảo Vệ Môi Trường

UPCYCLE - Tái chế vượt trội là gì?

UPCYCLE - Tái chế vượt trội là sử dụng các sản phẩm vứt làm nguyên liệu để tạo thành sản phẩm mới có giá trị cao hơn so với ban đầu mà không làm thay đổi tính chất và chất lượng ban đầu của vật liệu.

Vì sao cần tái chế vật liệu vượt trội?

Khoảng 80% rác có thể tái chế đang bị chôn lấp gây lãng phí tài nguyên. Khi chế tạo một sản phẩm cần tiêu tốn rất nhiều tài nguyên khác. Ví dụ như là: để sản xuất 1 chiếc áo T-shirt cần 4500l nước, để làm ra 1 chiếc giày cần 6800l nước….

Tái chế vượt trội có tác dụng:

Giảm phát thải khí nhà kính từ quá trình sản xuất, tái chế.

Tăng giá trị của sản phẩm thải bỏ.

So sánh giữa tái chế thông thường và tái chế vượt trội

 

Tái chế

Tái chế vượt trội

Giống nhau

Đều lấy rác thải làm nguyên vật liệu và chế tạo sản phẩm hữu ích, giảm lãng phí.

Khác nhau

Yêu cầu công nghệ để xử lý nguyên vật liệu

Phân hủy chất thải thành vật liệu cơ bản của chúng.

Không yêu cầu công nghệ để xử lý nguyên liệu

Không biến đổi mà vẫn giữ nguyên tính chất của vật liệu ban đầu

Có tính thẩm mỹ, sáng tạo cao

Có giá trị cao hơn so với sản phẩm ban đầu.

 

Các hoạt động tái chế vượt trội có thể kế đến như là: quần áo cũ dùng làm túi xách hoặc quần áo thời trang, lốp xe làm dép cao su hoặc tái chế thu dầu FO, giường cũ thành ghế ngồi, bao bì thải làm túi xách thời trang hoặc bao bì mới.

Trên hành trình bảo vệ môi trường, việc phân loại rác, giảm thức ăn thừa và tái chế vượt trội đã đóng góp một phần quan trọng vào việc xây dựng một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy những lợi ích to lớn của những hành động nhỏ trong việc giảm thiểu chất thải, bảo vệ tài nguyên và giữ gìn sự cân bằng tự nhiên. Hãy hành động ngay bây giờ, vì môi trường chúng ta đáng để được yêu thương và bảo vệ.

Gửi email

Quay lại

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Trả gópTrả góp Trả góp