Tầm quan trọng của việc vệ sinh buồng đốt định kỳ cho xe ô tô
Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, lượng khí bụi cacbon ở dạng rắn sẽ tồn tại và tích tụ trong buồng đốt cũng như đầu kim phun nhiên liệu. Dần dà, lượng bụi này sẽ dày đặc và bám chặt lên bề mặt, gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến vận hành của động cơ.
Tầm quan trọng của việc vệ sinh buồng đốt định kỳ cho xe ô tô
Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, lượng khí bụi cacbon ở dạng rắn sẽ tồn tại và tích tụ trong buồng đốt cũng như đầu kim phun nhiên liệu. Dần dà, lượng bụi này sẽ dày đặc và bám chặt lên bề mặt, gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến vận hành của động cơ.
Để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và tiết kiệm nhiên liệu, các chuyên gia ô tô khuyến nghị bạn nên đưa chiếc xe đến những tiệm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp để thực hiện việc vệ sinh buồng đốt theo định kỳ. Việc vệ sinh buồng đốt sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn, cặn và khí bụi cacbon tích tụ, giúp tăng hiệu suất đốt cháy và kéo dài tuổi thọ của động cơ.
Tại sao cần vệ sinh buồng đốt ô tô?
Kim phun, xu-pap và buồng đốt là những thành phần cấu tạo quan trọng trong một động cơ ô tô. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, chúng cần được giữ sạch sẽ 100% và không bị dính bụi bẩn trên bề mặt.
Ngay cả những tác nhân nhỏ nhất cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng hoạt động của chúng, khiến công suất sản sinh giảm sút. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, muội than với thành phần chính là cacbon sẽ bám chặt lên bề mặt của các bộ phận này.
Đối với kim phun nhiên liệu, muội than gây tắc vòi phun. Nhẹ hơn, nhiên liệu vẫn sẽ được phun ra nhưng độ tơi của nó không còn đảm bảo. Tỉ lệ hòa trộn không khí và xăng không phù hợp dẫn tới hiện tượng nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn, gây hao xăng và phát sinh thêm nồng độ khí thải gây hại.
Bề mặt xu-pap và buồng đốt bị bám bụi cản trở hoạt động của chúng, tăng thêm lực ma sát. Điều này khiến động cơ phải vận hành với công suất lớn hơn, gây hao hụt nhiên liệu và là một trong số nguyên nhân khiến xe tiêu thụ nhiên liệu không hiệu quả. Do đó, việc duy trì sạch sẽ các thành phần này là rất quan trọng để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Những biểu hiện khi xe cần vệ sinh buồng đốt ô tô
Dưới đây là những dấu hiệu báo hiệu rằng buồng đốt cần được vệ sinh:
Động cơ không còn mạnh như trước, hoạt động yếu hơn hẳn. Bạn có thể cảm nhận máy gằn hoặc kêu "o o".
Xe dễ chết máy hoặc đột ngột tắt máy khi đạp chân ga không đều. Điều này thường xảy ra khi nhiên liệu từ kim phun không cung cấp đủ cho quá trình đốt cháy.
Mức tiêu hao nhiên liệu tăng vọt, bạn cảm thấy tiêu thụ xăng hoặc dầu nhanh hơn thông thường.
Khí thải từ xe có màu đen xì, đặc biệt là khi xe tăng tốc.
Khi đạp chân ga để xe bứt tốc, xe không vút đi mạnh như trước, cảm giác rất yếu.
Cách vệ sinh buồng đốt ô tô
Vệ sinh buồng đốt là một công việc phức tạp, thường ít chủ xe chú ý vì nó nằm sâu trong hệ thống động cơ của xe. Để vệ sinh buồng đốt, cần tháo toàn bộ các thành phần máy trong động cơ và sử dụng các dụng cụ như chổi quét, dung dịch vệ sinh buồng đốt ô tô để tẩy rửa và làm sạch.
Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người thợ phải nắm vững kiến thức về cấu tạo động cơ ô tô và có kinh nghiệm. Nếu không thực hiện đúng cách, có thể phá vỡ độ zin của máy.
Hiện nay, cách làm truyền thống này gần như đã bị loại bỏ do nhiều nhược điểm và sự phức tạp khi thực hiện. Thay vào đó, đã xuất hiện cách làm mới không cần tháo máy vẫn có thể làm sạch các bộ phận bên trong một cách hoàn toàn.
Việc vệ sinh khoang máy ô tô định kỳ là điều mà các chủ xe nên làm để đảm bảo xe luôn hoạt động an toàn và sạch sẽ.
Các bước tiến hành vệ sinh buồng đốt ô tô
Bước 1 : Vệ sinh Bugi
Trước khi tháo đầu Bugi ra khỏi buồng đốt, hãy lưu ý làm sạch bề mặt bên ngoài của Bugi để tránh bụi bẩn từ ngoại vi xâm nhập vào buồng đốt.
Sau đó, ngâm Bugi vào dung dịch tẩy rửa chuyên nghiệp để làm sạch đầu đánh lửa của nó. Quá trình làm sạch sẽ giúp chức năng phóng tia lửa điện diễn ra một cách thông suốt, đảm bảo hoạt động hiệu quả của Bugi trong buồng đốt.
Bước 2: Vệ sinh cổ hút
Để làm sạch buồng đốt ô tô, bạn có thể sử dụng bơm dung dịch vệ sinh đặc biệt, có tính năng làm đà bụi cacbon từ máy qua cổ hút. Dưới áp suất cao, dung dịch sẽ được phun vào buồng đốt, len lỏi tới từng ngõ ngách và làm sạch một cách hiệu quả.
Bước 3: Lấy dung dịch bẩn ra ngoài
Sau khi đã thực hiện các bước làm sạch buồng đốt ô tô, chúng ta cần đợi khoảng 20 phút để các phản ứng hóa học diễn ra, đảm bảo rằng bụi cacbon đã phân rã hoàn toàn và được hòa trộn chung tồn tại dưới dạng dung dịch. Tiếp theo, người thợ sẽ sử dụng bơm công suất lớn để hút sạch dung dịch bẩn này ra ngoài qua đường cổ hút. Quá trình vệ sinh buồng đốt ô tô sẽ kết thúc sau đó.
Bước 4: Kết thúc quá trình vệ sinh
Sau khi đã thực hiện quá trình làm sạch buồng đốt ô tô, chúng ta cần kiểm tra một lượt xem cặn cacbon còn tồn tại hay không. Nếu vẫn còn, tiếp tục thực hiện lại các bước trên cho đến khi buồng đốt sạch hoàn toàn.
Khi buồng đốt đã sạch hoàn toàn, tiến hành lắp ráp lại các bộ phận, đưa xe về nguyên trạng ban đầu. Tiếp theo, nổ máy để kiểm tra hoạt động của động cơ sau khi đã hoàn tất quá trình vệ sinh.